Chào bạn ! Cám ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi, nha khoa xin được giải đáp thắc mắc “sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không” cụ thể như sau:
Sâu răng khi mang thai có nguy hiểm không?
Phụ nữ mang thai chính là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho thai nhi. Thông thường, những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi này, nhưng ngược lại, những người thể chất kém, ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng thì khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể sẽ sụt giảm đáng kể.
Nhổ răng sâu có đau không
|
Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? Sâu răng khi mang thai có nguy hiểm không cần có sự thăm khám của bác sĩ nha khoa |
Khi thai nhi phát triển càng lớn khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn bình thường các tháng trước đó. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì khả năng thiếu hụt canxi sẽ nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến thai nhi bị ảnh hưởng phát triển răng miệng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả, hệ miễn dịch không tốt, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác. Do quá trình mang thai mẹ ăn uống kém, thiếu hụt dinh dưỡng,…
Do đó, khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu,… cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa răng để được khám và tư vấn.
Điều trị và phòng ngừa răng sâu khi mang thai?
– Vệ sinh răng miệng đúng cách: mỗi ngày đánh răng ít nhất 2lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng. Thai phụ nên chọn bàn chải răng mềmvì nướu răng trong thời gian này dễ tổn thương hơn bình thường. Nếu ở giai đoạnốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm acidtrong miệng. Nếu chải răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thểđánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.
– Khám răng định kỳ: khi mang thai, thai phụ nên khám răngđịnh kỳ để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, tốt nhất mỗi 3 tháng. Nếuphát hiện có vôi răng, nha sĩ có thể lấy sạch vôi răng và mảng bám.
|
Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? - Nên chăm sóc răng miệng tốt để phòng tránh bệnh sâu răng khi mang thai |
– Trám răng và nhổ răng: nếu chỉ trám răng mà không dùng đếnthuốc tê thì không ảnh hưởng nhiều. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thểvà nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Tuynhiên can thiệp nên nhẹ nhàng, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ vì sự hìnhthành nhau bám vào tử cung vẫn chưa hoàn toàn chắc.
Khi thai được 5 tháng thìcó thể can thiệp bình thường. Tuy nhiên, thường trong thời gian mang thai khôngnên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Tuyệt đốihạn chế đến mức thấp nhất chụp X-quang cho thai phụ, đặc biệt trong 3 tháng đầutiên hình thành cơ quan, bộ khung cho thai, vì có thể làm xáo trộn trong quátrình hình thành bào quan. Nếu phải dùng thuốc, không được tự ý dùng thuốc,phải theo chỉ định của thầy thuốc để đảm bảo thuốc tương đối an toàn cho thai.
|
Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không? Nha khoa Kimhospiral |
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét