Câu hỏi:
Thưa bác sỹ .Em hỏi một vấn đề về răng sâu ạ. Trước kia em có bị sâu răng hàm và có đi trám ạ nhưng sau một thời gian thì chỗ trám bị bong ra nên em không đi chữa nữa. Gần đây chỗ răng sâu lại tái phát và có dấu hiệu nặng hơn nhiều khi vỡ mẻ nhiều hơn và còn đau âm ỉ, có khi buốt lên tận óc nữa. Em lo quá và lên mạng tìm hiểu thì thấy có thể là dấu hiệu bị viêm tủy. Bác sỹ tư vấn giúp răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không và điều trị như thế nào ạ?
Trả lời : Chào bạn ! Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “ Răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không? ” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.
Hiện tại, do chưa có sự thăm khám cụ thể nên chúng tôi chưa có một kết luận cụ thể về tình trạng răng miệng của bạn. Tuy nhiên, qua những triệu chứng mà bạn liệt kê, chúng tôi có thể có những nhận định như sau:
- Ban đầu bạn bị sâu răng nhưng tình trạng chưa nặng nên có thể tiến hành hàn răng nhưng hàn trám về cơ bản độ bền không cao nên bị bong tróc và khi đó tình trạng bệnh lý sẽ nghiêm trọng hơn. Có thể bạn đã bị viêm tủy răng. Khi vết sâu quá nặng mà không được điều trị sẽ ăn sâu vào buồng tủy và gây viêm tủy. Tủy răng bao gồm các mạch máu và dây thần kinh, một khi tủy răng bị viêm và hoại tử sẽ gây nên những cơn đau nhức răng dữ dội, buốt lên tận óc. Nghiêm trọng hơn có thể khiến răng lung lay, dần dần mất răng và gây áp xe xương ổ răng, vết sâu sẽ lan rộng ra cả các răng xung quanh.
Nhổ răng sâu có đau không
|
Răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không?- Sâu răng tới tủy cần điều trị nội nha lấy tủy trước tiên |
- Khi răng sâu vào tủy thì biện pháp điều trị đầu tiên là cần lấy tủy tức là loại bỏ phần tủy đã bị hoại tử ra khỏi ống tủy. Phương pháp điều trị nội nha lấy tủy này có thể thực hiện trong 1 lần hoặc trải qua 2 lần thăm khám của nha sỹ. Bác sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên khoa khoan mở ống tủy và bơm rửa làm sạch ổng tủy. Vật liệu gutta percha sẽ được trám tạm thời vào phần tủy vào điều trị.
Sau khi điều trị nội nha, răng của bạn gần như đã mất cảm giác và dễ bị giòn vỡ khi có tác động từ bên ngoài, đặc biệt là răng bị vỡ mẻ quá nhiều nên chúng tôi khuyên bạn không nên hàn trám tiếp mà cần bọc răng sứ. Mão sứ bọc toàn bộ phần răng đã lấy tủy, giúp bảo tồn răng một cách tối đa, giúp đảm bảo ăn nhai tốt cũng như tái tạo lại hình dáng răng bị vỡ mẻ.
Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nha khoa, do đó nha sỹ chỉ chỉ định nhổ bỏ khi tình trạng viêm tủy đã quá nặng, gây áp xe phần xương hàm và không thể điều trị. Trường hợp răng sâu cần phải nhổ bỏ thì tốt nhất bạn nên cấy ghép implant để phục hình cho răng tốt nhất, không gây xâm lấn răng xung quanh và hạn chế tiêu xương hàm.
Tốt nhất bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt bởi viêm tủy răng có thể diễn tiến âm thầm, gây nên nhiều biến chứng mà sau này việc điều trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Trước khi tiến hành điều trị, nha sỹ sẽ cần thực hiện chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng của răng sâu, xem mức độ viêm tủy ra sao để có phương án điều trị cụ thể nhất.
|
Răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không? |
Nếu bạn còn băn khoăn về Răng sâu vào tủy có nên nhổ hay không? nào liên quan đến sâu răng đến tủy, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Kimhospital được tư vấn hỗ trợ thêm.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét